Đời sống

Ý nghĩa lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết

Ý nghĩa lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết

Theo phong tục, cứ đến ngày 29 – 30 tết âm lịch, các gia đình người Việt lại làm lễ mời ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu. Trong những ngày tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Vậy nên trên bàn thờ đèn hương luôn sáng, đồ dâng cúng như hoa quả, bánh kẹo… đợi đến ngày hóa vàng mới được hạ xuống.

Thường thì cứ đến mùng 3 tết hoặc ngày khai hạ mồng 7 tết các gia đình lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh. Tuy nhiên, do phong tục và quan niệm của mỗi vùng miền khác nhau nên sẽ tùy vào từng địa phương, từng gia đình mà sẽ có lễ hóa vàng phù hợp.

Tại Việt Nam, ngày lễ cúng hóa vàng hết tết có nơi được thực hiện vào ngày mùng 2 Tết nhưng cũng có nơi thực hiện vào ngày mùng 3, mùng 4, mùng 5 hoặc ngày mùng 7 – ngày hạ bàn thờ. Nhưng hầu như mọi người thực hiện hóa vàng hết tết vào ngày mùng 3 tết. Bởi vậy, văn khấn mùng 3 tết cũng chính là văn khấn hóa vàng ngày tết 2020 Canh Tý.

Lễ hóa vàng này có ý nghĩa hóa hương vàng, quần áo, vàng mã tiễn ông bà tổ tiên về với âm cảnh sau 3 ngày Tết sum họp với gia đình. Thê hiện tấm lòng thành kính của người đang sống và cầu mong ông bà tổ tiên, các vị Chư Thần phù hộ độ trì một năm mới vạn sự tốt lành.

Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

 

12 món quà tuyệt đối không tặng dịp Tết Nguyên Đán 2020

(Techz.vn) Một năm mới nữa lại đến với những dự định mới, niềm vui mới, cơ hội mới. Bên cạnh việc quây quần bên nhau, cùng ăn uống, chuyện trò thì những món quà ý nghĩa cũng được gửi tặng đến người thân yêu, bè bạn.