Khám phá mới

Tây Du Ký 1986 và 5 điều khiến khán giả hiểu nhầm suốt 33 năm

Tây Du Ký 1986 và 5 điều khiến khán giả hiểu nhầm suốt 33 năm

Tây Du Ký 1986 đã trở thành bộ phim kinh điển và khó có thể thay thế suốt 33 năm. Tuy nhiên rất nhiều chi tiết trong tác phẩm này không chuẩn xác như nhiều người nghĩ.

Đường Tăng không hề biết rung động

Chi tiết gây tranh cãi nhất là trong tập phim bốn thầy trò Đường Tăng tới Tây Lương Nữ Nhi. Chính câu chuyện về một tình yêu trong mộng còn vương vấn trên gương mặt Đường Tăng khiến khán giả cho là vị hòa thượng này đã thực sự rung động.

Tuy nhiên, đúng như nguyên tác thì Đường Tăng thực ra vô cùng kiên định từ đầu tới cuối và không hề có chút động lòng. Về phần vương Nữ Nhi, hình tượng này trái ngược với hình ảnh trên phim, không hề dịu dàng, nữ tính mà là một cô gái rất mạnh mẽ và phóng khoáng.

Trên màn ảnh, Tôn Ngộ Không và Đường Tăng, một kẻ là con khỉ cứng đầu còn một người là cao tăng đức độ. Tuy nhiên, theo đúng nguyên tác thì Đường Tăng lại là người thường xuyên bộc lộ khuyết điểm nhu nhược, yếu đuối hay nghi ngờ. Không ít lần Tôn Ngộ Không phải dùng Phật pháp nhắc nhở.

Không phải Sa Tăng, Trư Bát Giới mới là người gánh hành lý

Khi xem Tây Du Ký, ai cũng thấy thương cho Sa Tăng khi nhân vật này là người thường xuyên gánh hành lý. Tôn Ngộ Không cũng quen thuộc với hình ảnh đi trước dắt bạch mã.

Trong những ngày đầu thỉnh kinh, khi chưa thu nhận Sa Tăng, Đường Tăng nói đường thỉnh kinh không khó nhưng sẽ gặp nhiều yêu quái cản trở nên giao trách nhiệm gánh hàng lý cho Bát Giới đảm nhiệm.  Sau này Sa Tăng là tam đệ nên nhận việc gánh hành lý vất vả.

Tuy nhiên, trong nguyên tác khi Như Lai luận công ban thưởng có nói: "Chư Ngộ Năng, ngươi vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái, vì tại hội bàn đào uống say mà chọc ghẹo tiên nga nên bị giáng xuống trần đầu thai, quy về đại giáo, phò tá Đường Tăng thỉnh kinh, có công gánh vác hành lý, thăng ngươi làm chính quả Tịnh Đàn sứ giả. Sa Ngộ Tĩnh, người vốn là Quyển Liêm đại tướng, do làm vỡ chén Lưu Ly ở hội bàn đào nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái, sau phò tá Đường Tăng, có công dắt ngựa, thăng làm chính quả Kim Thân La Hán".

Theo câu nói này thì thực ra Trư Bát Giới mới là người gánh hành lý còn Sa Tăng mới là người dắt ngựa.

Đường Tăng không khâu áo cho Tôn Ngộ Không

Tây Du Ký 1986 đã khiến người xem vô cùng cảm đồng vì tình cảm Đường Tăng dành cho Tôn Ngộ Không vì hành động khâu áo cho đồ đệ. Khi Tôn Ngộ Không vừa được cứu khỏi Ngũ Hành Sơn, trên đường đi đã đánh chết một con hổ và lột da. Đêm hôm đó,  Đường Tăng khâu tấm da hổ thành áo cho Tôn Ngộ Không:  "Trời lạnh rồi, ta thấy áo của ngươi rất mỏng, tấm da hổ này vừa hay thành áo khoác cho người tránh rét”.

Lúc này Tôn Ngộ Không phấn khích nhảy nhót rồi hỏi lại: "May cho tôi ư?", tới mức khiến Đường Tăng vô ý đâm kim vào tay. Nhưng vị hòa thượng vẫn điềm tĩnh nói: "Ta không sao".

Sự thật thì Tề thiên đại thánh khi nhìn thấy sư phụ cởi một tấm vải trắng ra đã tự dùng kim chỉ may cuốn quanh người. Sau khi Ngộ Không tới hỏi Đường Tăng trông có đẹp không, Đường Tăng khen đẹp ba lần rồi mới tặng lại tấm vải cho Tôn Ngộ Không làm áo.

Chỉ có Tôn Ngộ Không phải đeo kim cô

Trong phim, Phật Tổ Như Lai truyền cho Bồ Tát ba chiếc vòng kim cô để Đường Tăng đeo cho ba đồ đệ. Khi Quan  m thu nhận 3 tên yêu quái đi phò tá Đường Tăng, có dặn rằng cả ba đều phải đeo vòng.

Tuy nhiên, theo đúng nguyên tác thì chỉ có mỗi Tôn Ngộ Không không chịu nghe lời nên phải đeo vòng kim cô, còn Trư Bát Giới và Sa Tăng nghe lời nên không hề phải đeo.

Quan  Âm đã dùng hai chiếc vòng còn lại để trị yêu, một cái đem cho Hắc Hùng Tinh và một cái cho Hồng Hài Nhi.

Ngọc Hoàng Đại Đế không hề hèn nhát

Trong một tập phim Yến tiệc bàn đào, khi Tôn Ngộ Không tới quậy phá, Ngọc Hoàng Đại đế sợ hãi tỡi mức chui xuống gầm bàn ẩn núp chờ Phật Tổ Như Lai tới cứu.

Tuy nhiên, ở trong tác phẩm gốc, Ngọc Hoàng Đại Đế mới là người có quyền năng vô cùng lớn, không thể dễ dàng vì một con yêu quái mà kinh sợ tới mức chui xuống bàn . Ngài cũng luôn có nhiều hộ vệ ở bên và điềm tĩnh trong mọi trường hợp.

Hinh tượng Ngọc Hoàng Đại đế nhu nhược có thể khiến người xem cảm thấy không hợp lý nhưng lại có tác dụng tôn lên sức mạnh cũng như sự ngỗ ngược của Tôn Ngộ Không.

 

 

Những ‘chiêu độc’ được sử dụng trong Tây Du Ký 1986 để đánh lừa khán giả

(Techz.vn) Tây Du Ký 1986 đã dùng các chiêu độc thay thế cho kỹ xảo để tạo ra những cảnh quay chất lượng vượt thời đại.