Giải trí

Tây Du Ký 1986: Sự thật kinh hoàng đằng sau áo cà sa của Đường Tăng bị che giấu suốt 34 năm qua

Tây Du Ký 1986: Sự thật kinh hoàng đằng sau áo cà sa của Đường Tăng bị che giấu suốt 34 năm qua

 

Cho đến ngày nay, sau hơn 34 năm công chiếu Tây Du Ký 1986, vẫn không nhiều người biết được sự thật về chiếc áo cà sa luôn bên cạnh Đường Tăng trong suốt chặng đường lên tây Trúc thỉnh kinh. Đây không đơn thuần chỉ là vật hộ thân của thánh nhân họ Đường mà còn ẩn chứa bí mật kinh hoàng phía sau nó.

Áo cà sa là vật hiếm có, giá trị cả ngàn lượng vàng

Trong Tây Du Ký 1986, áo cà sa được xếp vào hàng một trong những bảo vật giá trị hiếm có. Trước khi sai A Nan và Ca Nhiếp mang áo cà sa gấm và tích trượng chín vòng trao cho Quan âm Bồ tát, Phật Tổ Như Lai đã từng dặn dò rằng: "Tấm áo cà sa và cây gậy này đưa cho người lấy kinh dùng. Nếu người ấy mặc tấm áo cà sa của ta sẽ có thể miễn được vòng luân hồi, giữ chiếc trượng này có thể không bị độc hại".

Quan Âm Bồ Tát khi ở thành Trường An cũng giảng giải rằng: "Áo cà sa này được làm từ tơ con tằm nhả trong băng, được các tiên nga thêu dệt. Trên áo có nhiều báu vật, mặc tấm áo cà sa này không bị đắm chìm trong địa ngục, ngồi thì được vạn Thánh kính chào, đi thì được 7 Đức Thánh phật tháp tùng. Mặc tấm áo cà sa của ta thì không bị đắm chìm, không sa địa ngục, không gặp tai ương ác độc, không bị hoạn nạn sói lang".

Cùng với cây tích trượng, áo cà sa khiến cho bất kỳ ai sở hữu đều có thể tránh khỏi vòng xoáy đầu thai luân hồi (nghĩa là trường sinh) và không bị độc dược làm hại.

Đường Tăng năm ấy được Bồ Tát tặng cho áo cà sa 

Tương truyền, Quan Âm Bồ Tát biến thành ông lão râu tóc bạc phơ bán áo cà sa, người vô duyên lấy giá 5.000 lượng vàng, người hữu duyên thì cho không không lấy tiền.

Sự thật kinh hoàng về áo cà sa được che giấu suốt 34 năm

Chính vì sự quý giá hiếm có của áo cà sa mà nó khiến cho con người, yêu ma đều thèm muốn, đến các vị thần tiên cũng ao ước được sở hữu. Khao khát chính là căn nguyên của lòng tham, đẩy con người đến với tội ác.

Trụ trì Quan Âm viện trộm áo cà sa của Đường Tăng dẫn đến cháy cả một thiền viện

Năm đó, nếu Tôn Ngộ Không không trót khoe khoang chiếc áo cà sa của Đường Tăng thì trụ trì Quan Âm viện đâu nổi lòng tham, vì đánh cắp chiếc áo mà khiến cả một thiền viện ngập trong biển lửa, thiêu trụi luôn cả một đời tu hành đến bạc đầu.

Đến con yêu quái Hắc Hùng Tinh - nguyên hình là một con gấu đen, trú ngụ ở động Hắc Phong, cũng nổi lòng tham mà trộm áo cà sa trong vụ cháy thiền viện. Con yêu quái này võ nghệ cao cường, lại một lòng yêu thích Phật pháp, coi áo cà sa như bảo bối, sau trở thành hộ vệ giữ núi của Quan Âm, tu hành chính quả.

Như vậy, cứ tưởng áo cà sao là vật hộ thân giúp tránh khỏi yêu ma, ám khí nhưng thực chất, báu vật này biến Đường Tăng trở thành "miếng mồi" cho những kẻ có lòng tham, không từ thủ đoạn để trộm cướp. Năm ấy, nếu không có áo cà sa và cây tích trượng, chắc chắn sẽ không có nạn ở núi Hắc Phong, yêu quái cũng không có cơ hội để ăn trộm báu vật, Đường Tăng cũng không rơi vào hoạn nạn.

 

Tây Du Ký 1986: Cú lừa đỉnh cao trong cảnh quay Động Bàn Tơ, hơn 34 năm không một ai phát hiện

(Techz.vn) Chỉ đến khi phía nhà sản xuất tiết lộ thì khán giả của Tây Du Ký 1986 mới nhận ra bị một tiểu xảo thô sơ lừa ngoạn mục suốt 34 năm qua.