Tài chính

Sau Khaisilk, đến lượt Seven.am: ‘Bàn tay vàng trong làng cắt mác’

Sau Khaisilk, đến lượt Seven.am: ‘Bàn tay vàng trong làng cắt mác’

  • Vỡ nợ, Khải Silk bán nhà hàng, khách sạn
  • Dính án nằm im, Khải Silk bán cả siêu xe Rolls-Royce Phantom
  • Bầu Kiên, Khải 'Silk', Dương Bạch Diệp: Năm tháng khét tiếng, điểm chung xui xẻo

Các đây khoảng 2 năm, thị trường người tiêu dùng trong nước rúng động trước thông tin thương hiệu khăn lụa Khải Silk lừa dối người dùng khi cắt mác “made in China” để gắn mác “made in Vietnam”. Sau khi cơ quan điều tra vào cuộc, ông chủ Hoàng Khải đã thừa nhận sai trái. Hậu quả là chuỗi cửa hàng khăn lụa Khải Silk bị đóng cửa vĩnh viễn.

Trước khi sự thật đó được phanh phui, người dùng vẫn hết lòng tin tưởng vào một thương hiệu “made in Vietnam”. Người Việt dùng hàng Việt, ủng hộ hàng Việt nhưng người kinh doanh lại lợi dụng niềm tin đó để lừa dối người dùng. Đó là điều khó có thể chấp nhận được.

Khăn lụa Khải Silk phải trả giá đắt vì lừa dối người dùng.

Khi người dùng vẫn còn chưa quên cái tên Khải Silk bị “dính phốt” ngày nào thì tiếp tục một cái tên khác bị “lên thớt”. Seven.am là thương hiệu thời trang do diễn viên Hải Anh xây dựng và phát triển. Cũng gán mác hàng Việt Nam, nhưng khi cơ quan chức năng kiểm tra thì công ty thời trang của Hải Anh lại không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.

Trước khi vấn bóc mác Trung Quốc, người dùng lại tiếp tục một phen hoang mang khi tin tưởng vào hàng “made in Vietnam”. Đây mới chỉ 1-2 cái tên bị phanh phui về việc “đội lốt” hàng Việt Nam. Không biết rằng trên thị trường con bao nhiêu cái tên chưa được khui ra.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Vũ Hải Anh, Tổng Giám đốc của thương hiệu Seven.am xác nhận có nhập hàng Trung Quốc nhưng đều có hoá đơn. “Đôi khi có cắt mác cổ vì khách hàng kêu ngứa, những chỗ khác như mác sườn thì vẫn còn. Tôi khẳng định những sản phẩm nào bên tôi không sản xuất thì không gắn mác Seven.am. Khi bán hàng nhân viên cũng nói rõ đây là hàng Trung Quốc” – ông chủ Hải Anh chia sẻ với báo chí.

Hiện tại cơ quan chức năng vẫn tạm giữ 9.000 sản phẩm của thương hiệu Seven.am và tiếp tục điều tra làm rõ. Tại thời điểm kiểm tra, chủ của các cửa hàng kinh doanh mới chỉ xuất trình cho đoàn kiểm tra Đăng ký nhãn hiệu Seven.am còn hạn sử dụng; Giấy chứng nhận hợp quy. Còn toàn bộ hoá đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và Bản công bố hợp quy của sản phẩm, chủ cửa hàng xin “sẽ xuất trình sau”.

Nếu như Seven.am thực sự bị oan thì qua sự việc này họ sẽ cẩn trọng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Còn ngược lại, Seven.am sẽ có cái kết giống như khăn lụa Khải Silk.

Về phía người dùng, họ càng ngày càng để mắt tới nguồn gốc sản phẩm. Và sau mỗi sự việc như thế này, là một lần người tiêu dùng bị tổn thương sâu sắc về hàng “made in Vietnam”. Dần dần họ sẽ quay lưng lại với chính thương hiệu Việt cho dù có tung tiền quảng cáo và làm truyền thông đến đâu. Nếu như trước đây, là người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, thì bây giờ là hàng Việt chinh phục người Việt.

 

Ông chủ chuỗi thời trang SEVEN.am vừa vướng ‘nghi vấn bóc tem Trung Quốc’ giàu có cỡ nào?

(Techz.vn) Ông chủ chuỗi thời trang SEVEN.am đang vướng phải lùm xùm cắt mác Trung Quốc dán mác “made in Vietnam” chính là diễn viên Hải Anh.