Kinh nghiệm cầm lái

Lý do bí ẩn đằng sau việc cấm sử dụng điện thoại ở cây xăng

Lý do bí ẩn đằng sau việc cấm sử dụng điện thoại ở cây xăng

Bắt đầu từ ngày 5/8/2019, hành vi sử dụng điện thoại di động tại khu vực bị cấm phải chịu hình phạt tiền với mức từ 2 đến 5 triệu đồng, quy định tại Nghị định 52/2012/NĐ-CP.

Lý do kinh hoàng đằng sau việc cấm sử dụng điện thoại ở cây xăng

Điều 11 của Nghị định 52/2012/NĐ-CP nêu rõ:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm…

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm…

Kể từ ngày 5/8, hành vi sử dụng điện thoại di động tại khu vực bị cấm phải chịu hình phạt tiền với mức từ 2 đến 5 triệu đồng, quy định tạiNghị định 52/2012/NĐ-CP.

Vậy tại sao nước ta lại có quy định cứng rắn như vậy đối với việc sử dụng điện thoại di động tại các cây xăng? Liệu điện thoại di động có thật sự tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ lớn như vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Sóng điện thoại

Lý do kinh hoàng đằng sau việc cấm sử dụng điện thoại ở cây xăng

Ở các trạm xăng, sẽ có hiện tượng xăng dầu bị bốc hơi và tồn tại dưới dạng ion tích điện lảng vảng trong không khí. Khi sử dụng điện thoại, công suất của chiếc điện thoại sẽ tăng cao so với trạng thái bình thường. Điều này kèm theo hiện tượng cộng hưởng và tương tác điện từ có thể tạo ra những tia lửa điện khiến hơi xăng cháy nổ.

Tuy nhiên, xác suất xảy ra sóng điện thoại gây ra cháy nổ rất thấp. Lý do là vì sóng điện thoại không đủ mạnh và điều kiện phải rất lý tưởng mới gây ra cháy nổ.

Nhiệt độ điện thoại

Lý do kinh hoàng đằng sau việc cấm sử dụng điện thoại ở cây xăng

Điện thoại là một vật dụng tỏa nhiệt lượng rất cao khi nghe/gọi, lướt web hay chơi game. Việc tỏa nhiệt của điện thoại lại được thông qua vỏ nhựa hoặc vỏ máy. Một chiếc điện thoại nóng ma sát với túi quần và gây ra hiện tượng cháy.

Pin của điện thoại

Một lý do hợp lý nhất của việc điện thoại gây cháy nổ chính là do pin điện thoại. Các chuyên gia về an toàn xăng dầu cho rằng khi bật điện thoại để nghe thì tình trạng đoản mạch, chập điện có thể xảy ra. Nếu xung quanh có nồng độ xăng dầu đủ lớn thì hiện tượng cháy nổ sẽ xảy ra.

Lý do kinh hoàng đằng sau việc cấm sử dụng điện thoại ở cây xăng

Tại Việt Nam, vẫn còn nhiều người dùng điện thoại đời cũ, những chiếc điện thoại này không đảm bảo về chất lượng mạch và pin. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng chập cháy, gây nguy hiểm khi đổ xăng.

Có thể thấy, việc sử dụng điện thoại di động khi đổ xăng có một số nguy cơ nhất định trong việc gây hỏa hoạn. Dù tỉ lệ này khá thấp nhưng người dân cũng không nên chủ quan và cần tuân thủ đúng quy định của nhà nước để không mất tiền oan.

 

Tại sao động cơ ô tô thường ở nằm ở đầu xe?

(Techz.vn) Hầu hết các mẫu xe trên thị trường hiện nay đều tuân theo thiết kế động cơ nằm ở phía trước. Vậy đâu là lý do của việc này, hãy cùng khám phá trong bài viết sau.