Khoa học thưởng thức

Đập Tam Hiệp và nguy cơ sinh thái nghiêm trọng: Trung Quốc đang lừa dối thế giới?

Đập Tam Hiệp và nguy cơ sinh thái nghiêm trọng: Trung Quốc đang lừa dối thế giới?
  • Siêu đập Tam Hiệp bị vỡ: Trung Quốc sẽ bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới?
  • Siêu Đập Tam Hiệp xuất hiện loài sinh vật kỳ bí, nghi là trăn khổng lồ Anaconda
  • Ngã ngửa trước 'thân thế kinh khủng' của thủy quái khổng lồ ở đập Tam Hiệp: Hậu quả của rác thải

Phải tốn mất 15 năm để xây dựng đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử với tổng đầu tư 23 tỉ USD. Để xây dựng công trình thủy điện lớn nhất thế giới này, 13 thành phố, 140 thị trấn và 1.600 làng bị nhấn chìm, khoảng 1,43 triệu dân phải di dời. Ngay từ khi hoàn thành, Trung Quốc cũng nhận định được các vấn đề khẩn cấp từ con đập này.

Đập Tam Hiệp và nguy cơ sinh thái nghiêm trọng: Trung Quốc đang lừa dối thế giới?

Đảo rác, lở đất

Kể từ năm 2006, con sông Dương Tử ngập trong ô nhiễm. Chất ô nhiễm từ những mỏ phôtpho và các nhà máy thải trực tiếp xuống sông dẫn đến tảo độc sinh sôi trên mặt nước. Lượng tảo gây tắc nghẽn hoạt động của đập. Đồng thời đập Tam Hiệp đã chặn khả năng phân tán chất gây ô nhiễm trong nước khiến cho dòng sông hôi thối, nước màu xanh lè.

Ước tính mỗi năm Tập đoàn đập Tam Hiệp phải chi khoảng 1,48 triệu USD để dọn rác.  Giới chuyên gia môi trường Trung Quốc và quốc tế khẳng định đập Tam Hiệp đã góp phần vào sự tuyệt chủng của loài cá heo nước ngọt baiji trên sông Dương Tử khi lượng cá giảm sút đáng kể và loài sếu Siberia thì đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Đập Tam Hiệp và nguy cơ sinh thái nghiêm trọng: Trung Quốc đang lừa dối thế giới?

Từ năm 2007, 91 điểm ở bờ hồ chứa nước đập Tam Hiệp đã bị lở, khoảng 36km đã bị sụp, gây ra sóng thần.

Tháng 7-2007, một ngọn núi dọc một nhánh sông Dương Tử bị lở, sóng lớn cướp đi sinh mạng 24 người.

Tháng 11-2007, một trận lở đất khác làm 30 người chết.

Gây hạn hán

Mặc cho những thiệt hại nghiêm trọng đập Tam Hiệp gây ra, chính quyền Bắc Kinh khó có thể làm gì. “Chẳng thể làm nổ tung con đập!” Một chuyên gia môi trường kỳ cựu ở Trung Quốc Đới Thanh khẳng định: “Đã quá trễ để giải quyết những vấn đề đó”.

Đập Tam Hiệp và nguy cơ sinh thái nghiêm trọng: Trung Quốc đang lừa dối thế giới?

Những vấn đề đó bao gồm hạn hán liên tục trong bốn tháng đầu năm 2011. Thiên tai này khiến mực nước Dương Tử đạt mức thấp kỉ lục, 400.000 dân và 97.300 gia súc ở tỉnh Hồ Bắc rơi vào cảnh thiếu nước sạch, thành phố không thể tiếp nhận tàu bè vào cảng. Do đó, chính quyền đã thực hiện biện pháp tạm thời bằng việc cho xả 400 triệu m3 nước để chống hạn hán và nâng mực nước sông Dương Tử.

Bất chấp những nguy cơ “khổng lồ”, mới đây Cơ quan Năng lượng quốc gia Trung Quốc còn lên kế hoạch sản xuất thêm 140 gigawatt thủy điện trong vòng năm năm tới. Một phần kế hoạch là xây dựng thêm các đập thủy điện dọc sông Nộ Giang ở tây nam Trung Quốc mặc cho sự phản đối củaThủ tướng Ôn Gia Bảo.

Dường như người Trung Quốc đang mù quáng chạy theo đập thủy điện.

 

Ngã ngửa trước 'thân thế kinh khủng' của thủy quái khổng lồ ở đập Tam Hiệp: Hậu quả của rác thải

(Techz.vn) “Thủy quái đập Tam Hiệp” có hình dạng như một con rắn khổng lồ, kỳ dị, trôi nổi không có quy luật trên vùng nước của sông Dương Tử, thuộc khu vực đập Tam Hiệp, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.