Khoa học thưởng thức

Bí mật đằng sau cách tàu thuyền vượt qua siêu đập Tam Hiệp: Quá nhiều tranh cãi

Bí mật đằng sau cách tàu thuyền vượt qua siêu đập Tam Hiệp: Quá nhiều tranh cãi
  • Siêu Đập Tam Hiệp xuất hiện loài sinh vật kỳ bí, nghi là trăn khổng lồ Anaconda
  • Ngã ngửa trước 'thân thế kinh khủng' của thủy quái khổng lồ ở đập Tam Hiệp: Hậu quả của rác thải
  • Đập Tam Hiệp và nguy cơ sinh thái nghiêm trọng: Trung Quốc đang lừa dối thế giới?

Để tương xứng với công trình thủy điện lớn nhất thế giới là đập Tam Hiệp, Trung Quốc đã đầu tư một hệ thống thang máy lớn không kém cạnh. Nhằm giải quyết vấn đề vận chuyển tàu bè và khách du lịch trên con đập cao 182m, các kỹ sư Trung Quốc đã thiết kế thang máy nặng 15.500 tấn. 

Bí mật đằng sau cách tàu thuyền vượt qua siêu đập Tam Hiệp: Quá nhiều tranh cãi
Đập thủy điện khổng lồ của Trung Quốc

Được biết, thang máy này có thể vận chuyển 6 tấn tàu thuyền và nước, nâng được hàng hóa và tàu lên độ cao 113m. Thời gian vận chuyển cũng sẽ được rút ngắn chỉ còn 40 phút.

Mỗi âu thuyền có chiều dài 119m, rộng 19m và cao 3,7m; có thể vận chuyển tàu cỡ vừa và nhỏ với khối lượng tối đa lên đến 3000 tấn.

Ngoài ra, để giữ cho các âu thuyền cân bằng trong quá trình di chuyển lên xuống trong “hố thang”, thay vì sử dụng dây cáp bằng thép để treo, một công ty của Đức đã đề xuất cơ chế truyền động bằng bánh răng để giữ cho âu thuyền được cân bằng. Giải pháp này giúp nâng cao mức an toàn lên rất nhiều.

Bí mật đằng sau cách tàu thuyền vượt qua siêu đập Tam Hiệp: Quá nhiều tranh cãi

Hệ thống thang máy được thiết kế khá phức tạp là sử dụng cơ chế truyền động bằng bánh răng  nên chỉ mới được vận hành thử nghiệm sau 13 năm phát điện. 

Tuy là công trình thủy điện lớn nhất thế giới nhưng đập Tam Hiệp của Trung Quốc nhận rất nhiều chỉ trích chính từ hai nhược điểm lớn sau đây.

Thứ nhất, hệ thống thang máy vô cùng tốn kém.

Hệ thống thang máy hiện nay của đập Tam Hiệp sử dụng một lượng điện năng cực lớn. Tuy nhiên nếu áp dụng định luật Ác-si-mét thì nó hoàn toàn có thể không tiêu tốn năng lượng. Ngay từ năm 1904, tại Ontario, người ta đã sử dụng 2 âu thuyền đối trọng cho nhau để thang máy hoạt động. Cơ chế này được xây dựng dựa trên định luật Ác-si-mét đẩy các pít-tông và xi-lanh. Rất tiếc ở Trung Quốc lại không ứng dụng định luật này.

Bí mật đằng sau cách tàu thuyền vượt qua siêu đập Tam Hiệp: Quá nhiều tranh cãi
Cơ chế hoạt động của thang máy không dùng điện

Thứ hai, đập Tam Hiệp gây nhiều tác hại.

Xây dựng đã 26 năm, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà đập Tam Hiệp còn có nguy cơ  biến đổi địa chất vùng trung tâm Trung Quốc một cách nguy hiểm, đầu độc nguồn nước và phá hủy môi trường. Theo Global Times, đập Tam Hiệp cũng đã ngốn một số tiền khổng lồ để xây dựng là 22,5 tỷ USD với công suất điện tổng cộng lên tới 22,5 triệu kilowatt, tương đương với 15 lò phản ứng hạt nhân.

Bí mật đằng sau cách tàu thuyền vượt qua siêu đập Tam Hiệp: Quá nhiều tranh cãi
Siêu đập Tam Hiệp, điểm yếu của Trung Quốc

Cho đến ngày nay, những tranh cãi và chỉ trích về công trình thủy điện này vẫn chưa chấm dứt nhưng dường như chính quyền Trung Quốc không ai muốn nhận trách nhiệm.

 

Đập Tam Hiệp và nguy cơ sinh thái nghiêm trọng: Trung Quốc đang lừa dối thế giới?

(Techz.vn) Trước tình trạng thảm họa, ô nhiễm ở Đập Tam Hiệp, chính quyền Trung Quốc thừa nhận có nhiều vấn đề khẩn cấp cần giải quyết về môi trường, sinh thái và đã quá muộn để sửa chữa.