Tài chính

AirAsian Nhật Bản phá sản, 23.000 khách hàng không được hoàn tiền

AirAsian Nhật Bản phá sản, 23.000 khách hàng không được hoàn tiền

Năm 2019, AirAsian Nhật Bản đạt doanh thu 4 tỷ yên và lỗ 4,7 tỷ yên. Trước tình hình khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngày 17/11/2020 AirAsian Nhật Bản đệ đơn xin phá sản lên Toà án Tokyo với khoản nợ khoảng 21,7 tỷ yen (tương đương 208 triệu USD). Trước đó, công ty mẹ của hãng AirAsian đã cắt viện trợ cho liên doanh tại Nhật bởi tình hình hoạt động kinh doanh của hãng đi xuống. Đây là hãng hàng không đầu tiên tại Nhật Bản bị phá sản sau đại dịch Covid-19.

Tính từ thời điểm AirAsian Nhật Bản tuyên bố phá sản, những khách hàng sẽ không hoàn tiền trong các chuyến bay bị huỷ. Theo đó, có 23.000 khách hàng sẽ không được hoàn tiền, số tiền lên đến 500 triệu yên). Công ty mẹ AirAsian cho biết sẽ cung cấp điểm tín dụng cho khách để bay quốc tế trên các hãng bay thuộc công ty này.

Trước tình hình khó khăn sau đại dịch Covid-19, AirAsian Nhật Bản muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía các cổ đông. Các nhà đầu tư vào AirAsian Nhật Bản gồm có AirAsian, hãng thương mại điện tử Rakuten, nhà sản xuất sản phẩm làm đẹp Noevir Holdings và nhà vận hành chuỗi cửa hàng thể thao Alpen.

AirAsian Nhật Bản có căn cứ đặt tại Sân bay Quốc tế Chubu Centrair ở Nagoya. Đội bay của AirAsian Nhật Bản chỉ có 3 chiếc đi thuê. Trong đó hãng chủ yếu phục vụ các chuyến bay trong nước từ Nagoya đến Sapporo, Sendai, Fukuoka và chặng quốc tế đến thành phố Đài Bắc.

Tháng 4/2020, AirAsian Nhật Bản đã thông báo dừng một số chuyến bay và cho một số nhân viên nghỉ việc. Sau đó hãng tiếp tục thông báo ngừng toàn bộ các chặng vào tháng 10 và cho 300 nhân viên nghỉ việc vào đầu tháng 11. Hiện tại hãng còn giữ khoảng 50 nhân viên để xử lý quy trình phá sản.

 

Thực hư về việc 2 nữ tiếp viên hàng không lộ clip ‘nóng’ xôn xao CĐM

(Techz.vn) Mới đây, CĐM dậy sóng với thông tin 2 nữ tiếp viên hàng không lộ clip “phòng the”. Nhân vật chính trong sự việc đã phải lên tiếng và sẽ truy cứu đến pháp luật đến cùng.