Giải trí

Tiến Luật bất bình khi bị kẻ gian lừa đảo, câu chuyện đằng sau khiến nhiều người vừa cười vừa thương

Tiến Luật bất bình khi bị kẻ gian lừa đảo, câu chuyện đằng sau khiến nhiều người vừa cười vừa thương

Mới đây Tiến Luật đăng tải trên trang cá nhân bài viết chia sẻ việc nhận được cuộc gọi lừa đảo. Người này tự xưng là cảnh sát giao thông và đòi phạt nguội xe máy do tôi vi phạm tốc độ và bị camera ghi hình. Tuy nhiên, trớ trêu thay, nam nghệ sĩ lại không có xe máy vì vậy “phi vụ” lừa đảo này bất thành.

Cụ thể, Tiến Luật cho biết: “Nãy tôi nhận được cuộc gọi, họ xưng là cảnh sát giao thông và đòi phạt nguội do xe máy tôi vi phạm tốc độ, bị camera ghi hình lại. 6 năm nay đòi xe không có, lấy đâu mà chạy để vi phạm???? Gọi lừa đảo hay khịa vậy mấy ba!”

tien-luat

Chia sẻ này của Tiến Luật khiến nhiều người “3 phần bất lực 7 phần cũng bất lực”. Dưới phần bình luận Thu Trang tiếp lời: “Ê, vậy tính ra 6 năm nay không mua lại hên đó chú em, mua là nó có cơ sở lừa rồi”.

“Anh cứ thẳng mặt bà mười ba mà đòi , nhắc khéo mãi bà ấy cố tình ko hiểu đâu. Không ấy , Mua tạm con mô tô đồ chơi ôm tối ngủ mơ cho đỡ cơn thèm anh nha”

“Tính ra bà Trang bã tính trước 6 năm rồi đó. Nếu mua là giờ có cơ sở bị lừa rồi. Bà Trang ghê thiệt”…

tien-luat-2

Ngoài ra, nhiều người cho biết họ cũng gặp phải tình trạng lừa đảo tương tự như Tiến Luật.

“Vụ này em cũng bị thật đó, gọi nói sao không lên đóng phạt, đã quá hạn luôn chứ”

“Này giống em hôm bữa cũng nhận được cuộc gọi y vậy bảo có camera ghi hình, mà nó đâu biết con nhỏ không biết chạy xe lấy đâu mà nó phạt”

“Nhà ở Lào Cai đang đi làm cơ quan không đi đâu xa vậy mà bọn nó còn gọi là cảnh sát giao thông tận Đà Nẵng có ghi hình và đề nghị nộp phạt”

tien-luat-1

Hiện nay, tình trạng nhiều người liên tiếp nhận được những cuộc gọi điện thoại lừa đảo tự xưng "Cục Cảnh sát giao thông" thông báo có biên bản đóng phạt song lại yêu cầu cung cấp tên, tuổi, căn cước... để tra cứu.

Trước tình trạng trên, Bộ Công an đã thông báo thủ đoạn của nhóm đối tượng lừa đảo trên. Thủ đoạn chung của chúng là thông báo hành vi vi phạm giao thông hoặc gây tai nạn giao thông với thời gian, địa điểm... cụ thể của người dân. Tuy nhiên, đã quá thời hạn xử lý nên đề nghị người vi phạm cung cấp số biên bản.

Nếu tài xế nói "chưa nhận được biên bản", kẻ xấu lại yêu cầu người vi phạm cung cấp một loạt thông tin như: tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng... để lực lượng chức năng cung cấp số biên bản, hành vi vi phạm, hình thức xử lý, số tiền xử phạt.

Nop-Phat-Luadao

Một đầu số lừa đảo thông báo nộp phạt.

Nhiều chủ xe khi được nghe thông báo này, rất hoang mang, lo sợ nên đã sập bẫy, mất tiền. Các đối tượng này yêu cầu người nghe máy chuyển tiền vào tài khoản định sẵn; hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo với vỏ bọc xác minh, điều tra, xử lý "phạt nguội".

Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho hay chiêu thức lừa đảo này tuy không mới nhưng vẫn có rất nhiều người “nhẹ dạ, cả tin” và mắc lừa. Ông nhấn mạnh: “Cục Cảnh sát giao thông, các đơn vị Cảnh sát giao thông không gọi điện thoại thông báo vi phạm trật tự an toàn giao thông, không yêu cầu người vi phạm chuyển tiền nộp phạt vào bất kỳ tài khoản nào”.

 

Tiến Luật ‘bóc trần’ đời sống hôn nhân của Trường Giang-Nhã Phương, xót xa cho người 'đồng cảnh ngộ'

(Techz.vn) - Bình luận của Tiến Luật ngay dưới bài viết của Nhã Phương đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả.