Tin tức công nghệ

Bí mật kinh hoàng đằng sau những góc bo tròn trên cửa sổ máy bay

Bí mật kinh hoàng đằng sau những góc bo tròn trên cửa sổ máy bay

Mỗi khi đi máy bay, ai cũng thích ngồi ở vị trí bên cửa sổ để có thể thỏa sức ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Thế nhưng đã khi nào mọi người tự hỏi tại sao ô cửa sổ của máy bay lại không phải hình vuông hay chưa? Đừng tưởng đó chỉ là một chi tiết nhỏ nhặt, thực tế nó ảnh hưởng rất lớn đến mạng sống của hành khách.

cửa số máy bay

Jason Lechkowitz, một lập trình viên đã tiết lộ trên blog cá nhân về “lịch sử ra đời” của chiếc cửa sổ mà ai cũng muốn ngồi bên này.

Khởi đầu, máy bay được phát minh để phục vụ cho mục đích chiến tranh. Những “chú chim sắt” đầu tiên chính là máy bay quân sự cho Thế chiến I và Thế chiến II. Mãi cho đến khi Thế chiến II kết thúc, máy bay mới được dùng để chở người và hành lý.

Chiếc máy bay dùng động cơ phản lực lần đầu tiên ra đời vào năm 1949 và được đặt tên là DH-106 Comet 1 (Sao chổi). Thời điểm đó, hầu hết các máy bay chở khách đều chỉ sử dụng động cơ cánh quạt. Vậy nên, Sao chổi của De Havilland Airplane là cú nhảy vọt lớn.

Chiếc Sao chổi có kiểu dáng bắt mắt, các chi tiết được sắp xếp hợp lý và đặc biệt nhát là có gắn bốn động cơ phản lực ở hai đôi cánh, chẳng khác gì những chiếc máy bay hiện nay. Sao chổi có thể bay 460 dặm một giờ, vượt trội hoàn toàn so với các đối thủ lúc đó. Cabin điều áp của nó cũng có thể bay lên độ cao 35.000 feet, vượt qua những cơn bão và nhiễu loạn. Vì vậy mà nếu di chuyển bằng Sao chổi sẽ rất thoải mái, nhanh chóng. Điều đáng chú ý, ngày đó, những ô cửa sổ của chiếc Sao chổi có hình vuông.

Năm 1952, chiếc Sao chổi được đưa vào hoạt động và nhận được sự kỳ vọng của rất nhiều người. Ngay cả nữ hoàng Elizabeth cùng hoàng gia cũng đi trên chiếc máy bay này vào hồi tháng. Chiếc DH-106 Comet 1 được đặt hàng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ngành hàng không nước Anh vui mừng, phấnkhởi vì được xem là người đi đầu, góp phần vực lại kinh tế đất nước sau những tổn thất của chiến tranh.

cửa số máy bay

Tuy nhiên, tai họa mới bắt đầu từ đây… Chiếc Sao chổi gặp tai nạn vô cùng bí ẩn. Đầu tiên, ngày 3/3/1953, chiếc DH-106 Comet đầu tiên bị rơi bên ngoài thành phố Karachi, Pakistan khiến 11 người thiệt mạng. Đến 2/5 cùng năm, chiếc thứ hai bị rơi ngay sau khi cất cảnh khỏi Calcutta, số người tử vong lên đến con số 43.

Những cuộc điều tra cho thấy cả hai vụ tai nạn đều xuất phát từ lỗi của phi công. Sau đó, một số cải tiến nhỏ đã được đưa ra, mẫu máy bay flagship của De Havilland đã có thể hoạt động bình thường. Nhưng điều bất ngờ… chiếc Sao chổi vẫn tiếp tục rơi.

10h31 sáng giờ địa phương ngày 10/1/1954, chuyến bay 781 của BOAC đi từ Ciampino, Rome đến sân bay Heathrow của London. Sau hơn 20 phút cất cánh, Sao chổi bay vượt qua độ cao 27.000 feet và liên lạc với phi công đột ngột bị cắt đứt. Sau đó, một ngư dân phát hiện ra “xác” chiếc máy bay ngoài khơi đảo Elba, 35 người đã ra đi.

Đến mức này thì thế giới bắt đầu sửng sốt và không thể ngồi yên được nữa. Thời điểm đó, những chiếc hộp đen chưa tồn tại nên chẳng có căn cứ nào để điều tra cả. Vì thế, cuộc điều tra cũng nhanh chóng kết thúc, những cải tiến nhỏ lại được đưa ra và rồi chiếc Sao chổi được cấp phép hoạt động trở lại vào 23/3/1954.

cửa số máy bay

Vài ngày sau, cụ thể là 8/4/1954, chiếc máy bay đó đã phát nổ trên biển Tyrrhenian thuộc miền tây nước Ý. 21 người (7 thành viên phi hành đoàn, 14 hành khách bị thiệt mạng).

Không thể ngồi yên, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã yêu cầu cơ sở chế tạo máy bay Hoàng gia tìm hiểu nguyên nhân. Chiếc máy bay phát nổ được trục vớt và bắt đầu thí nghiệm mở rộng. Nguyên nhân được rút ra là “Nổ do giảm áp không kiểm soát” mà “góc cửa sổ” chính là “thủ phạm”.

Cụ thể, những động cơ phản lực giúp chiếc Sao chổi bay cao hơn, gặp ít lực cản không khí hơn. Nhưng con người không thể hít thở khi ở môi trường đó nên cần có giải pháp “điều áp ca bin”, bằng cách bơm ôxi vào bên trong khoang máy bay đã được bịt kín.

cửa số máy bay

Dẫu vậy, việc gây áp lực cũng có rủi ro. Khi không khí bên trong cabin đang được giữ ở áp suất cao hơn không khí bên ngoài, quan trọng là phải khiến cabin được giữ kín cho đến khi máy bay đáp xuống mặt đất, đồng thời áp lực từ trong ra nggoài phải cân bằng nhau.

Trong quá trình tạo áp lực và khử áp lực nhiều lần mỗi khi bay, thân kim loại của máy bay bắt đầu yếu đi. Các góc cửa số trên chiếc Sao chổi có hình vuông nên áp lực tác động lên cửa sổ không đồng nhất, đặc biệt cao tại các góc. Sau 1 năm hoạt động, góc cửa sổ trở nên mong manh, bắt đầu xuất hiện các vết nứt li ti. Đến khi các vết nứt đủ rộng để không khí trong cabin ùa ra, may bay sẽ phát nổ.

Thực ra máy bay cánh quạt trước đó cũng dùng cửa sổ vuông, nhưng vì bay ở độ cao thấp nên áp lực khung máy phải chịu cũng thấp. Đến khi chiếc Sao chổi xuất hiện thì mới bắt đầu “to chuyện”. Không ai trong số các nhà thiết kế máy bay nhận ra điều này và cũng vì vậy mà chuỗi tai nạn kinh hoàng xảy ra sau đó.

cửa số máy bay

Sau sự việc này, hãng De Havilland đã phá sản, ngành chế tạo máy bay do các nhà sản xuất của Mỹ như Boeing, Lockheed nắm giữ. Cũng kể từ đó, các dòng máy bay sau được cải thiện đáng kể bằng cách thiết kế cửa sổ có cạnh bo tròn như bây giờ. Dù đôi khi có thiết kế khá giống hình vuông khi nhìn từ bên trong nhưng thực chất nó đều là hình tròn đấy.

 

Máy bay 'chim săn mồi' Airbus: độc đáo song khó hiện thực hoá

(Techz.vn) Mẫu máy bay chim săn mồi độc đáo “Bird of Prey” đã được nhà sản xuất Airbus giới thiệu tại triển lãm hàng không Royal International Air Tattoo ở Anh.