Đời sống

Từ thời chưa có Facebook, YouTube, miền Trung bão lũ là ai đứng ra cứu trợ?

Từ thời chưa có Facebook, YouTube, miền Trung bão lũ là ai đứng ra cứu trợ?

Cơn đại hồng thủy ở miền Trung những ngày đầu tháng 10 khiến cả nước mất ăn mất ngủ. Người dân khắp nơi đổ dồn sự chú ý vào dải đất gánh hai đầu đất nước. Từng hình ảnh, video liên quan đến đợt bão lũ kinh hoàng này xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Biển nước mênh mông bao trùm lên cả xóm làng, chỉ thấp thoáng những mái nhà chơ vơ, những ngọn cây chới với. Đâu đó người dân cố bám trụ trên nóc nhà, mặc áo phao cầu cứu sự giúp đỡ có lẽ là hình ảnh đã lấy đi không biết bao nhiều nước mắt của người dân. Đau thương và mất mát vẫn chưa thể thống kê đầy đủ, những gì bão lũ để lại không chỉ là thiệt hại về kinh tế mà còn là suy sụp cả về tinh thần.

bao-lu-o-mien-trung-7

Giữa tình cảnh đó, nhiều người nổi tiếng không thể ngồi yên, quyết định đứng ra kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho đồng bào miền Trung. Rất nhiều gương mặt nổi bật gây được tiếng vang lớn, có thể kể đến như vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên, vợ chồng Lý Hải – Minh Hà, MC Đại Nghĩa, MC Quyền Linh… Hành động thiết thực, kịp thời của họ tạo thành hiệu ứng tốt trong xã hội, việc từ thiện cũng được hưởng ứng rất rôm rả.

Tính đến 25/10, Thủy Tiên đã kêu gọi được hơn 150 tỷ đồng, đích thân đến những nơi ảnh hưởng vì bão lũ để cứu trợ. Trong khi đó, MC Đại Nghĩa là sao Việt đầu tiên kêu gọi ủng hộ đồng bào, cũng nhận được hàng tỷ đồng kèm hàng hóa để chia sẻ với người dân vùng lũ…

thuy-tien

Không thể phủ nhận, đóng góp của những người nổi tiếng trong công cuộc từ thiện cho miền Trung thời gian qua là rất đáng khen ngợi. Thế nhưng, nhiều người, thế lực đã đánh tráo khái niệm, tận dụng thời điểm nhạy cảm để xuyên tạc câu chuyện. Họ cho rằng chỉ có những nghệ sĩ đứng ra giúp đỡ người dân, còn chính quyền chưa có động thái nào.

Trên Facebook của ca sĩ Thủy Tiên, không khó để bắt gặp những bình luận đại ý ca ngợi cô theo kiểu: “Không có Thủy Tiên không biết người dân sẽ sống thế nào?”, “Những lúc Thủy Tiên vật lộn giúp dân, chính quyền ở đâu?”…

Một streamer nổi tiếng ở Việt Nam còn để lại bình luận: “Thủy Tiên là người cuối cùng giúp dọn dẹp tàn dư bão lũ!”. Đáng nói, có đến gần 2.000 lượt yêu thích, like dành cho anh chàng này. Những lời lẽ vô căn cứ, chê bai, phủi sạch sẽ những gì chính quyền đóng góp những ngày qua tương tự cũng xuất hiện nhan nhản.

bao-lu-o-mien-trung-4

Thực tế, miền Trung không phải đến năm nay mới ngập lụt. Hàng chục năm qua, dải đất này vẫn gánh chịu hàng loạt thiên tai như vậy, mùa nắng thì hạn hán, mùa mưa thì lũ lụt. Từ thời điểm điện thoại di động vẫn là thứ xa xỉ, Internet còn chưa được phủ sóng, dĩ nhiên cũng chẳng có livestream hay mạng xã hội, ai là người giúp dân?

Nếu Thủy Tiên hay các nghệ sĩ vất vả đến tận nơi trao quà hàng giờ đồng hồ, bất chấp nguy hiểm để làm từ thiện thì cũng có những chiến sĩ lội bùn đất, ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, cứu nạn… Thậm chí, đã có hàng chục chiến sĩ nằm xuống mãi mãi trên đường đi cứu nạn, vì dân. Nói thế không phải để so sánh bên nào khổ hơn, bên nào đóng góp nhiều hơn, mà là để thấy mỗi bên có một cách đóng góp riêng, chẳng ai được nghỉ ngơi hay “ngồi nhìn” cả.

bao-lu-o-mien-trung-5

bao-lu-o-mien-trung-6

Người dân miền Trung bao đời nay sống chung với thiên tai. Họ thiệt mạng vì bão lũ chứ chưa bao giờ vì đói. Ngay cả những nơi không có điện hay sóng điện thoại thì các cán bộ, chiến sĩ vẫn chân trần tìm đến, cứu trợ cho dân. Họ đi đường rừng, không livestream, cũng chẳng làm truyền thông. Họ khắc phục hậu quả bão lũ sau khi các cô tiên, ông bụt, bồ tát sống đã về xuôi. Những hình ảnh đó thường phải vài ngày sau mới lác đác xuất hiện trên mạng xã hội, không rầm rộ nhưng vẫn tuyệt đẹp. Và các cán bộ, chiến sĩ đã làm việc đó suốt hàng chục năm nay, không một lời kể công, không một câu ca thán.

bao-lu-o-mien-trung-3

bao-lu-o-mien-trung-1

bao-lu-o-mien-trung-2

Tuyệt nhiên, ở những nơi “khỉ ho cò gáy” đó chẳng đoàn cứu trợ nào đến nổi vì quá nguy hiểm cho chính bản thân họ. Không phải nói ra điều này để trách móc, việc các đoàn từ thiện đi đúng nơi, gặp đúng người, không mạo hiểm cũng là đang giúp cho cơ quan chức năng. Chỉ mong những người đứng ngoài hãy có cái nhìn toàn diện hơn. Nếu chính quyền thực sự bỏ rơi người dân thì dù có 150 tỷ hay 1.500 tỷ cũng chẳng bao giờ đủ để cứu trợ cho người dân.

Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả!

 

Thực hư chuyện Thủy Tiên bị một gia đình trả lại tiền cứu trợ, dằn mặt: Của cho không bằng cách cho

(Techz.vn) – Thông tin Thủy Tiên bị một gia đình ở Hải Lăng – Quảng Trị trả lại tiền từ thiện vì bức xúc thái độ của nữ ca sĩ đang trở thành chủ đề gây bàn tán trên MXH.