Tài chính

Vingroup giúp Masan lật lại thế cờ, thâu tóm ‘sân nhà”

Vingroup giúp Masan lật lại thế cờ, thâu tóm ‘sân nhà”
  • Vingroup bắt tay với Viettel lập kỷ lục chưa từng có ở giải đua lớn nhất hành tinh
  • Vingroup sáp nhập Vincommerce và VinEco vào Masan Group, dồn lực trở thành tập đoàn công nghệ
  • Hệ sinh thái ‘8 kỳ quan’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn lại gì sau khi buông Vinmart và VinEco?

Trong thời buổi hạn chế với các công ty nước ngoài đang được nới lỏng, các nhà bán lẻ từ khắp nơi đổ bộ vào Việt Nam. Đây cũng là lý do khiến các tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài liên tục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường.

Các doanh nghiệp trong nước càng trở nên khó khăn hơn khi các ông lớn nước ngoài đã nắm bắt được thị yếu và thói quen tiêu dùng của người Việt từ đó đưa ra được nhưng chiến lược phù hợp và hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu các doanh nghiệp Việt Nam không sớm có chiến lược đầu tư bài bản thì sẽ mất vị thế của mình ngay trên sân nhà.

Gần đây, một doanh nghiệp bán lẻ Việt nam tiếp nhận một thương hiệu bán lẻ tầm cỡ thế giới, đánh dấu sự thay đổi đáng kể của thị phần với ưu thế nghiêng về doanh nghiệp nội.

Thương vụ sáp nhập lớn nhất năm 2019 giữa 2 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam vừa bất ngờ diễn ra khi Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan đã thỏa thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco. 

Theo đó, Vingroup sẽ hoán đổi toàn cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của công ty mới sau khi được sáp nhập. Trong đó, Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động còn Vingroup là cổ đông. Công ty mới sau khi sáp nhập sẽ có hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart + tại 50 tỉnh thành, hệ thống 14 nông trường công nghệ cao và lĩnh vực sản xuất tiêu dùng từ Masan.

Thương vụ này sẽ giúp Masan tiến gần đến mục tiêu trở thành một tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ tầm cỡ hơn nữa, dần hướng tới quy mô khu vực.

Cái bắt tay của hai doanh nghiệp lớn này cũng tăng cường sức mạnh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Lần đầu tiên có doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã đủ sức thâu tóm bán lẻ nước ngoài, mở rộng hệ thống phân phối, từ đó giải quyết bài toán đầu ra cho hàng Việt, tránh tình cảnh n đột ngột hủy đơn hàng với các nhà cung cấp.

Chia sẻ về cái bắt tay hợp tác cùng Mansan, đại diện Vingroup cho hay Masan là doanh nghiệp nội để hợp lực chứ không hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để cân bằng thị trường bán lẻ trong nước với mục đích dẫn dắt doanh nghiệp trong nước cùng phát triển. Trước đó, từng có đối tác ngoại muốn rót 1 tỷ USD vào VinCommerce nhưng Vingroup vẫn quyết định bắt tay với Masan.

Không chỉ có khả năng đối trọng với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và dành lại thị phần cho người Việt, VinCommerce còn tiên phong hỗ trợ các nhà sản xuất nội địa cùng phát triển thông qua kênh phân phối của mình.

Nhiều ý kiến lo ngại về tình huống Masan sẽ ưu tiên hàng hoá của mình khi nắm quyền điều hành VinMart và VinMart+, đại diện tập đoàn Mansan cho hay mọi chính sách kinh doanh và quản trị sẽ được giữ nguyên. Hơn nữa, tỷ trọng hàng Masan trong các siêu thị là 1% nên tại hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ sẽ là một sân chơi công bằng. Chưa kể đến các sản phẩm của Mansa đã chứng tỏ sức cạnh tranh trêm thị trường bán lẻ nói chung.

Sự hợp tác của  VinGroup và Masan đang mở thêm hy vọng về một phong cách mua sắm hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

 

Vingroup bắt tay với Viettel lập kỷ lục chưa từng có ở giải đua lớn nhất hành tinh

(Techz.vn) Vào giải đua công thức 1 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4/2020 sắp tới, Viettel và Vingroup sẽ phối hợp tạo nên một sự kiện hoành tráng chưa từng có.