Tài chính

Sáp nhập “gà đẻ trứng vàng” của Vingroup, Masan đóng cửa một loạt cửa hàng VinMart, VinMart+ cũ

Sáp nhập “gà đẻ trứng vàng” của Vingroup, Masan đóng cửa một loạt cửa hàng VinMart, VinMart+ cũ

Cuối tuần qua, công ty CP Tập đoàn Masan (MSN) đã tổ chức buổi điện đàm thảo luận về thương vụ thâu tóm VinCommerce và NETCO.

Tình hình kinh doanh của VinCommerce 

Đến cuối năm 2019, VinCommerce cho biết đến cuối năm 2019, công ty đang vận hành 

3.022 điểm bán lẻ mang hai thương hiệu VinMart và VinMart+. Trong đó,  số siêu thị VinMart là 134 với diện tích trung bình 1.500-5.000 m2/cửa hàng, và 2.888 cửa hàng VinMart+, diện tích 80-100 m2/cửa hàng.

Tuy vậy, công ty đang ghi nhận EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) âm 2.100 tỷ đồng năm 2019, bất chấp việc doanh thu lên tới 26.000 tỷ đồng.

Doanh thu của  VinCommerce đã tăng 67% so với cùng kỳ năm trước so với năm 2018, dựa vào tăng trưởng doanh số từ các cửa hàng hiện hữu 20% tại VinMart và 17% tại VinMart+.

Lãnh đạo Masan cho hay tình hình hoạt động của VinCommerce tại Hà Nội, đặc biệt là 

VinMart+ tốt hơn đáng kể so với các thành phố khác nhờ sức mạnh thương hiệu của Vingroup (chủ sở hữu trước đó) tại thủ đô. Bên cạnh đó, hoạt động của VinMart+ tại Hà Nội hiệu quả hơn nhiều so với các thành phố khác đặc biệt là TP.HCM vì ít phải cạnh tranh với  chuỗi Bách Hóa Xanh.

Theo đó, hoạt động của VinCommerce tại Hà Nội đang tiến gần đến điểm hòa vốn sau khi đã tính luôn chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kế hoạch của Masan VinCommerce 

Sau khi thương vụ sáp nhập giữa hai bên hoàn tất, Masan sẽ lên kế hoạch VinCommerce sẽ đạt doanh thu hơn 42.000 tỷ đồng năm 2020. So với số thu năm 2019, doanh thu công ty sẽ tăng tương ứng 64%.

Thay vì chiến lược mở rộng liên tục để chiếm địa bàn như cách Vingroup đã làm, Masan sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng của VinCommerce theo cách chọn lọc. Công ty sẽ tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng hiện hữu.

Theo đó, công ty này mở mới từ 20-30 siêu thị VinMart và 300-500 cửa hàng VinMart+ và đồng thời đóng cửa tối đa 10 siêu thị và 150-300 cửa hàng hoạt động không hiệu quả.

Chuỗi bán lẻ này đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ mặt hàng tươi sống và thương hiệu thịt của Masan. Trong đó, công ty kỳ vọng sẽ tăng tỷ lệ đóng góp doanh thu từ các mặt hàng như  thịt Meat Deli cho VinMart+ lên 35% vào cuối năm 2020 so với 30% ở thời điểm hiện tại.

Masan cũng đặt mục tiêu đưa lợi nhuận trước thuế năm 2020 của chuỗi này về điểm hòa vốn (hiện tại là -3%) nhờ công tác thu mua hiệu quả hơn, cải thiện danh mục sản phẩm, tối ưu hóa hoạt động của các trung tâm phân phối và lợi thế kinh tế về quy mô.

Triển vọng của thương vụ bom tấn giữa Masan và Vingroup phụ thuộc và việc Masan có thể đưa biên lợi nhuận của VinCommerce từ âm sang dương hay không.

Trong năm 2019, cuộc  sáp nhập VinMart, VinMart+ và VinEco vào Masan là thương vụ lớn gây bất ngờ nhất.

Theo thỏa thuận, Masan tiếp nhận 83,74% tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành của Công ty CP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM), chủ sở hữu VinCommerce và VinEco. Song song với đó, Masan đã phát hành quyền chọn cho Vingroup được nhận cổ phần tại công ty mới là công ty con của Masan. Công ty mới này sẽ sở hữu  83,74% cổ phần VCM và 85,7% cổ phần Masan Consumer Holdings.

Trong đó, Masan sẽ là cổ đông chi phối hoạt động sở hữu 70% vốn, còn Vingroup và các bên khác của VCM sẽ nắm giữ tổng cộng 30%.

 

 

Những cột mốc lịch sử của Vingroup: Ông Phạm Nhật Vượng làm nên kỳ tích chỉ từ một chuyến xe

(Techz.vn) Quá trình phát triển của Tập đoàn Vingroup qua 26 năm khiến nhiều người không khỏi thán phục.