Thế giới

Giao tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc: Tập Cận Bình phải ra lệnh rút hàng vạn quân vì 'ý trời'

Giao tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc: Tập Cận Bình phải ra lệnh rút hàng vạn quân vì 'ý trời'

Mới đây, truyền thông Ấn Độ đồng loạt đưa tin việc Trung Quốc ra quyết định giảm bớt sự hiện diện quân sự khỏi khu vực xung quanh đường Kiểm soát thực thế (LAC). Bình luận về việc này, Ấn Độ gọi đây là "diễn biến đáng chú ý nhất trong cuộc đối đầu kéo dài 8 tháng vừa qua" giữa quân đội hai nước.

Giao tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc: Tập Cận Bình phải ra lệnh rút hàng vạn quân vì 'ý trời'
Trung Quốc buộc phải rút quân khỏi khu vực biên giới giáp ranh Ấn Độ vì thời tiết quá khắc nghiệt.

Cụ thể, hơn một vạn binh sĩ Trung Quốc đã được chuyển ra xa khỏi khu vực gần đường LAC. Dù vậy, điều này không làm dịu đi tình hình căng thẳng giữa hai nước. Truyền thông Ấn Độ khẳng định ở nhiều vị trí nơi tiền tuyến, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vẫn luôn ở trong tình trạng "mặt đối mặt".

Được biết, số lượng binh sĩ kể trên vốn đóng quân ở các khu vực huấn luyện truyền thống cách đường LAC khoảng 150km. 1 vạn binh sĩ đã được điều động đến vị trí trọng điểm này kể từ tháng 4 năm ngoái. Bên cạnh đó, hàng loạt các loại khí tài quân sự hạng nặng cũng được đưa tới khu vực huấn luyện truyền thống, khiến tình hình tại biên giới Ấn Độ - Trung Quốc luôn được đẩy lên trạng thái căng thẳng nhất, sẵn sàng nổ ra xung đột bất kỳ lúc nào.

Nhiều nguồn tin từ phía Chính phủ Ấn Độ cho rằng, thời tiết khắc nghiệt xung quanh khu vực dãy Himalaya vào thời điểm mùa đông đến chính là lý do lớn nhất khiến Trung Quốc phải đưa ra quyết định rút quân. Trong những ngày lạnh đỉnh điểm, nhiệt độ tại khu vực này có thể xuống tới hơn -20 độ C. -10 độ C được coi là nhiệt độ... bình thường ở nơi đây vào mùa đông!

Giao tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc: Tập Cận Bình phải ra lệnh rút hàng vạn quân vì 'ý trời'
Bức ảnh hiếm hoi mà lực lượng biên phong Ấn Độ và Trung Quốc cùng xuất hiện trong một khung hình.

Dù không có một thống kê cụ thể nào nhưng quân đội hai nước đã có những tổn thất nhất định về mặt nhân sự vì giá lạnh. Nếu cố chấp duy trì lực lượng lớn tại khu vực có khí hậu khắc nghiệt như vậy trong thời gian dài, tổn thất là điều không thể tránh khỏi.

Dù vậy, phía Ấn Độ cũng nhận định rằng khả năng rất cao Trung Quốc sẽ đem quân trở lại vào tháng cuối tháng 2 đầu tháng 3, thời điểm thời tiết dần trở nên ấm hơn. Kể từ tháng 05/2020 khi mâu thuẫn giữa hai nước bắt đầu nổ ra, Đại Lục đã đưa hơn 5 vạn binh lính cùng nhiều loại vũ khí hạng nặng tới biên giới Ấn Độ, như một động thái cứng rắn để răn đe nước láng giềng.

Giao tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc: Tập Cận Bình phải ra lệnh rút hàng vạn quân vì 'ý trời'
Trung Quốc sẽ đưa quân trở lại đường LAC khi thời tiết trở nên ấm hơn? (Ảnh minh họa).

Phía Ấn Độ sau đó cũng ngay lập tức có động thái đáp trả bằng việc điều động một lực lượng tương đương nhằm đề phòng bất cứ hành động phiêu lưu nào từ phía Đại Lục. Xứ sở của các tôn giáo cũng cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách lấn chiếm lãnh thổ Ấn Độ bằng việc ngụy trang dưới lớp vỏ bọc là các cuộc tập trận quân sự. Kể từ đó, xung đột liên tục leo thang tại khu vực biên giới hai nước, đặc biệt là cuộc giao tranh đẫm máu xảy ra thung lũng Galwan hồi giữa tháng 6 đã khiến hàng trăm binh lính của cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc thiệt mạng.

Quân đội Trung Quốc vũ trang đầy đủ, tấn công khiến binh lính Ấn Độ đồng loạt tháo chạy

 

Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo ông Donald Trump chính thức bị bãi nhiệm, không còn là Tổng thống Mỹ?

(Techz.vn) Động thái mới nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ khiến dư luận nước này không khỏi hoang mang. Liệu rằng đã có một cuộc thanh trừng "ngầm" trong nội bộ Hoa Kỳ nhắm vào chính quyền đương nhiệm Donald Trump?