Tài chính

Shark Bình: Nhiều starup chết vì làm thứ mà thị trường không cần và sử dụng sai người

Shark Bình: Nhiều starup chết vì làm thứ mà thị trường không cần và sử dụng sai người

  • 2 lý do chính khiến các start-up thất bại những người khởi nghiệp cần phải biết
  • Thế giới thợ giành ngôi vị Á quân tại Khởi Nghiệp Công Nghệ mùa đầu tiên
  • 'Em muốn khởi nghiệp nhưng mới chỉ có ý tưởng thì phải làm sao?' Đây là lời khuyên của Shark Hưng

Bất kể một ai khi starup đều mong muốn mình sẽ thành công và mang giá trị của dự án đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng khởi nghiệp thành công. Nhiều người đã thất bại ngay từ bước đầu do đánh giá sai thị trường, làm những thứ mà thị trường không cần, hay sử dụng sai người, thiếu vốn.

Trong chuyên đề “Starup công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam trong dòng chảy chuyển đổi số”, sự kiện Internet Day 2019 được tổ chức vào ngày 11/12 vừa qua, Shark Bình chia sẻ, mỗi năm có đến 50 triệu starup ra đời, trong đó hơn 95% thất bại trong 3 năm đầu tiên. Và khi thất bại, starup sẽ mất đi rất nhiều thứ từ tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, vốn liếng, thời gian và cả niềm tin nữa.

Trải qua nhiều năm khởi nghiệp và lăn lộn trên thị trường, Shark Bình đã đúc rút những nguyên nhân thất bại của starup. Theo Shark Bình, 40% starup thất bại là do họ đánh giá sai thị trường, làm những thứ mà thị trường không cần. 29% là do thiếu vốn và 23% là do sử dụng sai người.

Shark Bình cho biết nhiều starup thất bại là do làm cái thị trường không cần, thiếu vốn và sử dụng sai người.

Giải mã thứ hai trong nguyên nhân thất bại của starup mà Shark Bình đưa ra là do cô đơn (vì không có người chia sẻ, chỉ bảo, khích lệ hay phản biện), thiếu thốn (tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự…).

Một nguyên nhân nữa dẫn tới thất bại của starup là do lầm đường, đa số starup chết vì không biết con đường gần nhất.

Con đường khởi nghiệp đầy gian nan, muốn né tránh thất bại, tìm đúng đường các starup cần phải tìm ra hệ sinh thái. Hệ sinh thái giúp các starup tiết kiệm chi phí với cơ sở hạ tầng sẵn có, vào thị trường nhanh hơn thông qua mạng lưới khách hàng đủ lớn để có thể bán chéo.

Một yếu tố quyết định sự thành bại của starup là yếu tố cạnh tranh. Shark Bình cho biết, để quyết định có nên starup hay không người sáng lập nên tự đặt cho mình những câu hỏi sau: Starup của mình có phải là tiên phong trong thị trường hay không?; nếu không tiên phong thì có khác biệt hay không?; nếu vẫn không khác biệt thì có nhiều tiền hay không, giống như câu chuyện của Vingroup; nếu không có nhiều tiền thì phải tìm hiểu xem thị trường có đủ lớn để nhiều palyer hay không? “Nếu câu trả lời đều là không thì starup đó nên dừng lại, vì kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt”.

Hầu hết các starup đều có điểm yếu chung nữa là quản trị tài chính chưa tốt. Có những starup hết tiền rồi mới biết mình đã hết tiền từ lâu, đã tiêu cả vào tiền của nhà cung cấp đối tác của mình.

 

LUXSTAY nhận gọi đầu tư từ Shark Việt, Shark Hưng và M-TP ENTERTAINMENT

(Techz.vn) Nền tảng home-sharing Luxstay vừa kí kết hợp tác đầu tư cùng với Intracom Group của Shark Nguyễn Thanh Việt, Shark Phạm Thanh Hưng và M-TP Entertainment, đánh dấu cái “bắt tay” mang tính bước ngoặt cho những đầu tư lâu dài, góp phần thúc đẩy thị trường du lịch tại Việt Nam.